đặc điểm ngoại hình của gà ri

 Trong những năm gần đây, thì việc chăn nuôi gà Ri thuần chủng đang có chiều hướng phát triển nhanh chóng và nóng ở tại các thành phố lớn. Rất nhiều trang trại quy mô vừa và nhỏ đã được dựng lên để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi đây chính là giống gà chăn thả vườn tương đối phổ biến tại Việt Nam.



Nguồn gốc loài gà Ri thuần chủng

Theo nghiên cứu của các nhà sử học thì việc chăn nuôi gà tại nước ta xuất hiện lần đầu tiên là cách đây hơn 3000 năm tại Tam Đảo, Ba Vì, Hòa Bình.

Vào thời điểm đó thì chưa có đầy đủ thức ăn cũng như các điều kiện chăm sóc như bây giờ nên gà thường có trọng lượng nhẹ và trở nên thấp bé.

Trải qua nhiều năm về đây, cùng việc tích lũy và đúc kết các kinh nghiệm mà ông cha ta đã lai tạo và đã cho ra đời nhiều giống gà mới như Gà Ri pha, Gà Đông Tảo, Gà tre, Gà ác…, Nhưng gà Ri vẫn là giống gà mà những người nông dân yêu thích chăm nuôi hơn cả. Vậy đặc điểm ngoại hình của gà ri ra sao.

Đặc điểm ngoại hình giống gà Ri thuần chủng

Đặc điểm ngoại hình của Gà Ri hay còn có một tên gọi khác là Gà vàng, có lẽ là do bộ lông của chúng chủ yếu là mang màu vàng nên có nhiều người đã gán cho chúng với cái tên này.

Đây là giống gà có hình dáng kích thước nhỏ bé, lông vàng nhạt hoặc màu nâu, thỉnh thoảng có các đốm đen ở khu vực cổ hoặc ở lưng.

Trong hầu hết ở các loài động vật thì giống đực bao giờ cũng mang ngoại hình oai vệ và sặc sỡ, bắt mắt hơn.

Phân lông cổ của Gà Ri giống đực có màu đỏ cam, phần lông cánh thì có màu đen, mào mang màu đỏ ửng. Khu vực da, chân và mỏ của gà thì có màu vàng nhạt

Gà Ri thuần chủng vốn là loài gà cần cù, chịu khó tìm kiếm thức ăn và có sức đề kháng tốt cũng như có khả năng đẻ trứng cao nhất ở trong các loài gà.

Chúng thay lông thường cũng rất ít, không giống như các loại gà khác.

Nhiều gia đình vì mong muốn nâng cao năng suất cũng như có sản lượng thịt chất lượng nên đã cho lai giống với cùng một số dòng gà khác như Gà Mía, Gà Tam Hoàng hay Gà Đông Tảo…

Kết quả của việc lai tạo giống mới là sẽ tạo ra giống gà mới được gọi là Gà Ri pha.

Gà Ri 3/4 là gì?

Sinh sản của loài gà Ri như thế nào?

Khoảng được tầm 4 – 4,5 tháng tuổi chính là thời điểm mà gà ri bắt đầu đẻ trứng

Gà mái đẻ với sản lượng khoảng 120 – 150 quả trứng / năm

Nếu gà mái mà được chăm sóc tốt và có chế độ cai ấp hợp lý thì có con mái có thể đẻ khoảng 164 – 182 quả / năm

Khối lượng trứng: 40 – 45 g, với tỷ lệ trứng phôi đạt khoảng 89 – 90 %

Tỷ lệ nở trứng ấp khoảng: 94 %

Tỷ lệ nuôi con đến hai tuần tuổi là 98 %

Phân bố dòng giống gà Ri

Thịt gà Ri thường rất thơm ngon nên được người tiêu dùng biết đến và rất ưa thích. Vì vậy, số lượng mà các hộ gia đình chăn nuôi gà ri ngày càng trở nên tăng nhanh. Gà ri chủ yếu được chăn nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương…vì chúng đem lại giá trị kinh tế rất cao.

Cách nuôi giống gà Ri cho hiệu quả kinh tế cao

Cách nuôi truyền thống: gà ri được nuôi chăn thả ở trong vườn, tuy nhiên nếu như nuôi theo hình thức này thì sẽ đem lại giá trị kinh tế khá thấp và gà rất dễ bị mắc dịch bệnh, khó có thể kiểm soát

Cách nuôi chuồng nhốt: Hiện nay, gà ri hiện đang được nuôi chuồng nhốt và được chăm sóc tốt hơn nên thịt trở nên thơm ngon và dai hơn, thường được thị trường rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, nuôi gà ri trong chuồng nhốt sẽ đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều khi so với cách nuôi truyền thống. 

Nên cho gà Ri ăn uống như thế nào?

Gà mới nở, gà con thường chưa ăn được nên chỉ có thể cho uống nước. 

Sau ba ngày nuôi có thể cho ăn các loại thức ăn dạng nghiền để gà dễ dàng nuốt như cám ngô, cám gạo hay tấm…,

Sau khi được bốn ngày nuôi, gà có thể ăn được thức ăn hỗn hợp loại nhỏ

Sau khi nuôi được bốn tuần tuổi, các bạn có thể thả gà ri ra ngoài tự nhiên để cho chúng thoải mái và bổ sung thêm các thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, khi mới thả thì bạn cần thả từ từ khoảng 3 – 4 giờ, sau đó mới dần tăng dần thời gian để cho gà tập thích nghi với môi trường bên ngoài.

Có thể thả gà ra ngoài cả ngày ngay khi đã được năm tuần tuổi. Bà con nên bổ sung các máng ăn và đặt dưới bóng râm để bổ sung thêm thức ăn cho gà theo liều lượng 40 % ngô xay, 34 % thóc, 25% bột cá  và thêm 1% Premix vitamin hoặc là cho gà ăn thức ăn tổng hợp bổ sung thêm 20 – 30% ngô và thóc.

Đến khoảng hai tháng tuổi thức ăn của gà được điều chỉnh là 42,5% ngô, 20% tấm, 18% khô lạc; 7% bột cám; 5% cám, 4% rau xanh; 2% khoáng; 1% Premix vitamin và thêm 0,5% muối. Lúc này bạn không nên cho gà ăn thức ăn tổng hợp nữa vì sẽ mất vị dai ngon của gà ri, chân và da sẽ bớt vàng và thị trường sẽ không được ưa chuộng.

Cách lựa chọn giống gà Ri 

Nên lựa chọn giống gà con có bộ lông vàng mượt, nhanh nhẹn và mắt sáng.

Chân gà ri con mập và không bị hở bụng, phải đều nhau.

Không nên nhốt quá nhiều con gà lúc mới chăm nuôi vì chúng kêu rất nhiều, sẽ dẫn đến ăn kém hơn so với việc nhốt ít con.

Để tránh gà mổ nhau tranh giành thức ăn thì người nuôi cần dàn rải đều thức ăn ra, và không nên để chung.

Có thể bấm mỏ gà để tránh việc chúng mổ sẻ lẫn nhau nhưng sau khi bấm bạn phải bôi sát trùng để tránh mỏ gà bị nhiễm trùng.

Khi gà mới nuôi đến lúc có lông đuôi, bạn không nên nuôi thả vì lúc này gà còn yếu nên nếu thả thì tỷ lệ sống sẽ thấp. Chờ gà trở nên cứng cáp, có lông đuôi, lông cánh đầy đủ thì mới thả ra ngoài.

Chuồng trại cùng dụng cụ chăn nuôi gà Ri

Vốn là giống gà được chăn nuôi ở điều kiện thả tự nhiên nhưng để có thể đảm bảo được năng suất cũng như mang lại sản lượng thu hoạch đúng hạn thì cần phải chuyển sang hình thức nuôi nhốt. Việc chăn nuôi có quy hoạch như vậy sẽ giúp theo dõi cũng như đưa ra lựa chọn ra được chất lượng giống tốt nhất. Một số những lưu ý khi xây dựng chuồng gà bạn nên ghi chú lại

Địa điểm xây dựng chuồng gà Ri

Nên xây dựng ở nơi khu vực thoáng mát, sạch sẽ, xa khu vực nhà ở, tránh xa khu vực chuồng bò chuồng lợn. Nên đặt ở hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo ánh sáng mặt trời, dễ dàng thoát nước.

Xung quanh nên gầy dựng thêm hàng rào hoặc trồng một số cây xanh để có bóng mát vào mùa hè

Máng ăn cho gà Ri

Có một sai lầm khi bạn chăn nuôi gà ri tại các khu vực nông thôn, ngoại thành mà cũng nhiều người thường mắc phải. Đó chính là rải thóc, rải gạo ra sân, vườn để cho gà tới ăn.

Điều này là hết sức sai lầm, vì khi bạn làm như vậy sẽ phung phí thức ăn cũng như có thể khiến cho gà mắc các bệnh về đường ruột do thức ăn nhiễm khuẩn và không hợp vệ sinh

Bạn nên cho thức ăn vào các khay bằng nhôm hoặc bằng gỗ có vành bao quanh là tốt nhất. Một là sẽ giúp bạn đảm bảo vệ sinh cũng như hạn chế thức ăn bị rơi vương vãi ra sàn. Hai là sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho đàn gà nhà bạn.

Máng uống dành cho gà Ri

Tại các khu vực chăn nuôi gà không nên có các vũng nước hay các rãnh nước, tránh những trường hợp gà ri sẽ uống nước đó và gây mất vệ sinh.

Nên cố định một số khu vực để mà đặt máng nước hợp lý giúp giải nhiệt cũng như hạn chế tối đa các vi khuẩn gây nên bệnh cho gà

Máng nước không cần quá cầu kỳ có nên làm bằng nhựa hoặc sắt và nên treo lên có nắp đậy hoặc chụp tre để tránh cho gà ri đạp vào nước

Rèm che cho gà Ri

Bên cạnh việc đặt và xây chuồng ở các khu vực thông thoáng thì bạn cũng nên sử dụng rèm che trước và sau để tránh mưa gió, ánh nắng trực tiếp chiếu vào chuồng.

Có thể sử dụng một số các bao tải bỏ đi, bao nilon để làm rèm che. Kích thước rèm to hay nhỏ còn phụ thuộc vào diện tích của chuồng nuôi

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Ri

  • Giai đoạn Gà ri con từ 0 đến 5 tuần tuổi

Đây là giai đoạn rất nhạy cảm nên bạn cần để gà được sưởi ấm trong chuồng và nên cần bổ sung hàm lượng thức ăn có nhiều canxi và phốt pho để gà dễ tiêu hóa

  • Giai đoạn từ 5 đến 13 tuần tuổi

Giai đoạn này gà đá trở nên cứng cáp hơn, bạn có thể thả gà ri chạy lại tự do ở trong vườn khoảng 5 tiếng. Nên đặt các máng ăn và máng uống nước ngay trong vườn nuôi để gà có thể tự học cách tìm kiếm thức ăn và tăng cao khả năng sinh tồn

Nên thực hiện tiêm phòng cho gà cách đầy đủ và kịp thời cũng như hãy lên các kế hoạch vệ sinh, tẩy rửa chuồng trại theo định kỳ để tiêu diệt các mầm bệnh và vi khuẩn.

Nếu muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất thì tốt nhất bạn chỉ nên nuôi tầm 40- 50 con gà ri. Tuyệt đối không nên thả rông không kiểm soát, tránh nhầm lẫn với gà hàng xóm cũng bị như thất lạc.

Gà Ri ấp trứng như thế nào?

Gà Ri, Ngỗng hay Gà Tây điều rất thích ấp trứng, chúng có thể ấp từ ngày này qua ngày khác, quên ăn quên uống. Trên thực tế đã ghi nhận có rất nhiều trường hợp người chăn nuôi, phải bắt Gà Ri xuống tổ để cho ăn thì chúng mới đi.

Việc ấp trứng tự nhiên thường có tỉ lệ thành công gần như tuyệt đối, gà ri con sinh ra sẽ tương đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Một chú gà mái có thể ấp được một lúc nhiều ổ ở gần nhau. Tuy nhiên, nếu như Gà Ri mẹ chểnh mảnh bỏ ấp trứng mà đi lang thang thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới gà con.

Bởi vậy, nhiều người thường kết hợp song song cả hai phương pháp ấp trứng tự nhiên và phương pháp nhân tạo để đảm bảo tỷ lệ sinh nở được đặt mức cao nhất.

Tổng kết

Bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn cần về đặc điểm ngoại hình của gà ri cùng với kỹ thuật chăn nuôi gà ri hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cao. Chúc các bạn thành công trong công việc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé. Nhớ theo dõi mình để biết thêm nhiều thông tin hữu ích mới lạ khác nhé.
Nguồn: SV388
Xem thêm: gà thích ăn cỏ gì


Nhận xét